Hướng dẫn nghi lễ cúng ông Công ông Táo 2024 ý nghĩa nhất
MỤC LỤC
Cúng ông Công ông Táo về trời là một nghi lễ truyền thống của người dân trên khắp ba miền tổ quốc. Bạn đã biết cách chuẩn bị mâm cỗ, lễ cúng và văn khấn để tiễn ông Công ôngTáo về trời đầy đủ nhất chưa? Bài viết dưới đây của Súp Lơ Cleaning sẽ chia sẻ đến bạn nghi lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn và đầy đủ nhất theo truyền thống.
1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Dân gian quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Khi chầu trời, Táo quân sẽ báo cáo tất cả mọi chuyện tốt xấu của gia chủ, để Ngọc Hoàng định đoạt. Căn cứ vào đó Ngọc Hoàng có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì vậy, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng trước khi Táo quân về trời. Mong muốn một năm mới tài lộc, bình an và ngăn mọi sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho cả nhà.
>>> Tham khảo: Cách lau dọn ban thờ ngày 23 tháng chạp đầy đủ nhất
Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo lại trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết tạo thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
2. Nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo không cần chuẩn bị quá rườm rà.Tùy theo mỗi vùng miền cũng sẽ có những nghi thức và lễ vật khác nhau.
2.1 Thời gian để thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Theo lịch Vạn Niên của Việt Nam tết ông Công ông Táo năm 2024 sẽ vào thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2024 (ngày 23 tháng chạp năm Quý Mão âm lịch). Ngày này sẽ vào cuối tuần các gia đình nên chuẩn bị thật kỹ các thủ tục để cúng ông Công ông Táo về trời.
Nếu như gia đình bạn không thể cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp âm lịch thì có thể cúng trước ngày này. Tại miền Bắc nhiều gia đình quan niệm rằng nên cúng ông Công ông Táo từ khoảng ngày 20 tháng chạp và muộn nhất là vào 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp. Vì họ nghĩ rằng nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp Táo Quân đã bay về trời.
>>> Bật mí : Cách dọn nhà đón Tết sạch nhanh chóng
2.2. Lễ vật trong nghi lễ cúng Ông Công ông Táo
+ Mũ Táo quân
Bao gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thường có hai cánh chuồn, còn mũ cho Táo bà không có. Cả 3 chiếc mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Đơn giản hơn, bạn có thể chuẩn bị tượng trung 1 mũ ông Táo (có hai cánh chuồn) và một chiếc áo, đôi hia bằng giấy ( đôi giày cao đến đầu gối bằng giấy).
Lưu ý: khi mua màu sắc áo mũ, hia của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.
Chẳng hạn: Năm hành kim, dùng màu vàng
Năm hành mộc , dùng màu trắng
Năm hành thủy , dùng màu xanh
Năm hành hỏa , dùng màu đỏ
Năm hành thổ , dùng màu đen.
Năm 2024 thuộc hành hoả, vậy nên bạn hãy chọn đồ cúng màu đỏ sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.
+ Hương, đèn nến, hoa tươi và đĩa ngũ quả
+ Phương tiện để Táo quân chầu trời
>>> Tìm hiểu: Văn khấn xin bao sái ban thờ ngày ông Táo, ngày Tết
Để Táo quân có phương tiện về chầu trời, mỗi miền sẽ chuẩn bị các phương tiện khác nhau.
- Miền Bắc người ta cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long”. Hiểu rõ hơn là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Sau khi cũng xong, con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông).
- Ở miền Trung, người dân thường cúng 1 con ngựa bằng giấy có yên, cương đầy đủ.
- Ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia làm bằng giấy.
3. Chuẩn bị mâm cỗ làm nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo tập tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo sẽ được chuẩn bị khác nhau. Mỗi gia đình có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay theo tập quán của gia đình. Tuy nhiên, với một lễ cúng ông Táo cơ bản sẽ có những món sau:
3.1 Những món cơ bản thường phải có trên mâm cỗ
Trầu cau: lá trầu và quả cau
1 đĩa hoa quả
1Bộ Giấy tiền, vàng mã
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
1 Ấm trà sen
3 Chén rượu
1 Lọ hoa
1 Quả bưởi
3.2 Gợi ý mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo
5 Lạng thịt lợn luộc (phần vai) hoặc 1 con gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh
1 đĩa món xào
1 Đĩa giò
1 Đĩa xôi gấc hoặc Bánh chưng
Với những nhà có con trẻ, bạn nên thay thịt lợn luộc thành một con gà luộc. Lưu ý nên chọn gà trống mới tập gáy (mới lớn). Điều này có ý nghĩa mong ông Táo xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ những điều tốt đẹp. Và lớn lên với nghị lực, thông minh và hiên ngang như gà trống.
3.3 Gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo
Tùy theo điều kiện của từng gia đình, có thể cúng mâm cỗ chay đơn giản như rau luộc, đậu phụ kho, xôi … để tỏ lòng thành với ông Táo. Hoặc nếu bạn muốn cúng đầy đủ và tươm tất hơn thì có thể tham khảo các món sau:
Thịt gà chay xào sả ớt
Canh thập cẩm chay
Giá đỗ xào mướp
Giò chay
Nem chay rán
Xôi chè chay
4. Những kiêng kỵ khi làm nghi lễ cúng ông Công ông Táo
– Cần thực hiện cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì từ 12h là ông Công ông Táo bay về chầu trời.
– Ăn mặc sạch sẽ, kín đáokhi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
– Khi đọc văn khấn cần phải đọc to, rõ ràng, rành mạch với thái độ trang nghiêm.
– Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng, không đặt ở dưới bếp
– Không thả mạnh cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.
5. Văn khấn cúng ông Công ông Táo về chầu trời
Sau đây Súp Lơ Cleaning giới thiệu cho bạn văn khấn ông Công, ông Táo.
5.1 Bài văn khấn 1, được NXB Văn hóa Thông tin viết trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
“Nam mô a di đà Phật!” ( đọc 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm …… (Quý Mão) tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
“ Nam mô A di đà Phật!” ( đọc 3 lần)
5.2 Bài văn khấn 2
– Nhất thiết cung kinh, nhất tâm kính lễ nười phương chư Phật, Chư tôn pháp, Chư Đại Bồ Tát, Chư hiền Thánh tăng, Thiên long Bát bộ, Hộ pháp Thiện Thần, Lịch đại Chư vị Tổ Sư Bồ Tát.
– Nhất tâm kính lễ: Các Ngài đương cai Kim Niên Thái Tuế Chí Đức
– Tôn Thần. Chu Tinh hành binh, Công Tào phán quan.
– Nhất tâm kinh lễ: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương
Ngài Bản sứ Thần Linh Thổ địa Tôn Thần, các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần.
– Nhất tâm kính lễ: Nghi Táo Phủ Thần Quân cùng quyến thuộc.
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, theo thông lệ Ngài Táo Quân cưới cá chép về Thiên Đình báo cáo sự việc trong năm ở hạ giới.
Tin chủ chúng con là:….
Ngụ tại:…..
Trong năm qua, chúng con được nương nhờ vào oai lực của Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chu Hiền Thánh Tăng, Chư Thần Linh, của Ngài Táo Phủ Thần Quân, nên gia trạch được bình an, vạn sự hanh thông cát tường.
Bởi vậy, chúng con sắm sinh vật phẩm, hương hoa đăng trả quả thực, mũ áo, cá chép cúng tiến Ngài về Thiên Đình. Ngưỡng mong Ngài năm tới, rủ tấm lòng từ bi gia hộ cho gia đình chúng con được hưởng sự an vui, hạnh phúc, tai qua nạn khỏi, sự lãnh đem đến, sự giữ đem đi, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo, tám tiết được thêm phần lợi lạc, lộc tải, vượng tiến,vạn sự cát tường.
Năm qua chúng con có mắc lỗi lầm gì xin thành tâm sám hối và cầu mong các Chư vị từ bi hỷ xã chứng minh.
NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (3 lần)
Tín chủ thành tâm cẩu cáo./.
6. Phần kết
Hy vọng bài viết về nghi lễ cúng ông Công, ông Táo trên đây của Súp Lơ đã giúp bạn chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cũng như văn khấn cúng hoàn thiện nhất. Súp Lơ Cleaning chúc bạn có một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng !
Nguồn
May quá mình đang cần tham khảo để chuẩn bị cho 23 tháng chạp. Bài viết rất đầy đủ. Cảm ơn Súp Lơ!